Chuyển tới nội dung
Home » Tin tức sự kiện » So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

ford-ranger-vs-hilux-2018

Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT là hai phiên bản có sự tương xứng với nhau về ngoại thất, nội thất,… Qua đó cho thấy Hilux và Ranger là những đối thủ “không đội trời chung” với nhau tại phân khúc bán tải. Đây là “truyền thống” của 2 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới là Toyota và Ford. Tuy là đối thủ truyền kiếp nhưng Hilux lại tỏ ra quá “lép” so với Ranger. Và điều đó được thể rất rõ qua doanh số của 2 chiếc bán tải này. Năm 2017, Ranger đã bán được 14.926 chiếc, còn Hilux chỉ có 1.161 chiếc xuống đường mà thôi.

ford ranger vs hilux 2018 - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ô tô cho rằng Toyota Hilux thua cuộc không phải bởi vì “dở” mà vì Ford Ranger quá đông. Hilux chỉ có 3 phiên bản thì Ranger lại có đến 7. Với con số này, Ranger dư sức “lấy thịt đè người”. Thế nhưng, nếu phải đấu tay đôi với nhau thì chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”. Hãy cùng BYD Hồ Chí Minh so sánh phiên bản tiêu chuẩn số tự động của 2 chiếc bán tải này để xem thế nào.

Giá xe Toyota Hilux

  • Giá xe Toyota Hilux 2.4E AT:  673 triệu

Giá xe Ford Ranger

  • Giá xe Ford Ranger XLS 2.2L AT:  660 triệu

Ngoại thất

Nếu đặt cạnh nhau, khách hàng khó lòng nhận ra sự chênh lệch từ kích cỡ xe. Cụ thể, Toyota Hilux 2.4E AT có các chiều dài, rộng, cao là 5330, 1855, 1815mm, trong khi đó, Ranger sở hữu thông số tương tự là 5362, 1860, 1815mm. Với kích cỡ này, Ford Ranger XLS AT nhỉnh hơn đôi chút về cả chiều dài và rộng nhưng không đáng kể. Bù lại, Hilux 2.4E AT lại có khoảng sáng gầm rất cao khi đạt mức 310mm. Khoảng sáng gầm này là cao nhất phân khúc và bỏ xa thông số của Ranger XLS AT là 200mm.

so sanh hilux 2018 va ford ranger 6 - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

Ford Ranger XLS AT luôn được xem là “lực sỹ” cơ bắp nhất phân khúc với các thiết kế to bản, đậm chất thể thao. Và điều đó được thể hiện rất rõ qua thiết kế lưới tản nhiệt với các thanh mạ crom to bản chạy ngang. Kiểu thiết kế này cũng được ứng dụng trên Toyota Hilux 2.4E AT nhưng dường như chưa đạt được “cảnh giới”. Bởi với Toyota Hilux 2.4E số tự động các thanh mỏng và gọn hơn. Thiết kế này giúp đầu xe Hilux trông gọn gàng, sắc nét hơn còn Ford Ranger XLS AT thì có vẻ hầm hố, khỏe khoắn.

Liền mạch với cụm đèn này là cụm đèn trước to bản và có xu hướng vuốt ngược về phía sau. Cả 2 cụm đèn này đều được trang bị bóng chiếu halogen.

Thấp xuống phía dưới là 2 đèn sương mù và cản trước. Ở thiết kế này, Ranger XLS AT vẫn tỏ ra hấp dẫn hơn bởi các khối cơ rắn chắc. Còn cản trước của Toyota Hilux 2.4E AT có vẻ hiền lành hơn. Cả 2 phiên bản đều sử dụng bóng sương mù dạng tròn, đặt trong hốc sâu, tăng vẻ bặm trợn cho đầu xe.

so sanh hilux 2018 va ford ranger 7 - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

Ở phần thân xe, Ranger XLS AT lại thua thiệt đôi chút so với Hilux E AT. Cụ thể, gương chiếu hậu của Ranger XLS số tự động chỉ có chức năng chỉnh điện. Còn gương chiếu hậu của Hilux 2.4E số tự động thì được tích hợp đèn báo rẽ và có cả chức năng chỉnh điện tiện lợi. Bên cạnh đó, phần thân xe của 2 chiếc bán tải này còn có bệ dẫm chân lên/xuống xe chắc chắn, tiện lợi. Toyota Hilux E AT sử dụng bộ la zăng 17inch, 6 chấu, còn Ford Ranger XLS AT 4×2 chỉ có bộ mâm 16inch đa chấu.

Cụm đèn hậu của Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT khá sắc sảo với thiết kế 3 tầng và nằm hoàn toàn bên phần hông xe. Đây là thiết kế có chủ đích của 2 nhà sản xuất ô tô này, bởi rất tiện lợi khi phải chở hàng cồng kềnh, cần mở nắp thùng xe.

so sanh hilux 2018 va ford ranger - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

Cả Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT đều được trang bị cản sau. Tuy nhiên, cản sau của Hilux E AT được bẻ cong ở giữa để làm bệ dẫm chân lên/xuống thùng xe. Còn Ranger XLS số tự động thì cản sau đặt khá cao, không tiện lợi cho lắm khi cần bước lên thùng.

Ngoài ra, 2 chiếc bán tải này còn được trang bị đèn báo phanh trên cao, tăng cường khả năng cảnh báo với các xe cùng chiều phía sau.

Nội thất và tiện nghi

Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT đều có 5 vị trí ghế, tất cả chỉ được bọc nỉ. Chất liệu này thì không thể toát lên độ sang chảnh, êm ái được mà chỉ dùng lại ở mức đủ dùng. Bên cạnh đó, ghế lái và ghế khách cũng chỉ có thể được điều chỉnh tay mà thôi.

Tay lái của Toyota Hilux E AT được thiết kế 3 chấu còn của Ford Ranger XLS AT thì có 4 chấu. Tuy có khác biệt về thiết kế nhưng cả 2 tay lái đều được tích hợp các nút điều chỉnh âm thanh tiện lợi. Bên cạnh đó, tay lái cả 2 phiên bản này đều có khả năng điều chỉnh 2 hướng và được trợ lực lái thủy lực.

so sanh hilux 2018 va ford ranger 4 - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

Cụm thiết bị hỗ trợ lái của Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT có cùng 1 kiểu với 2 vòng đồng hồ 2 bên và màn hình đa thông tin chính giữa. Vòng đồng hồ bên trái thể hiện tốc độ vòng tua động cơ, vòng đồng hồ bên phải thể hiện vận tốc xe. Màn hình đa thông tin hiển thị các số liệu về mức nhiên liệu, số km đã đi, các cảnh báo đèn, cảnh báo an toàn,…

Ở bảng taplo trung tâm, Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT được trang bị hệ thống điều hòa chỉnh tay. Hệ thống này cũng chỉ đủ để “giải nhiệt” chứ không thật sự tiện nghi, hiện đại.

Hệ thống âm thanh của Toyota Hilux 2.4E AT được trang bị đầu DVD có cổng kết nối USB, AUX, bluetooth và 4 loa. Còn Ranger XLS AT chỉ có đầu CD, tích hợp AM/FM, cổng kết nối USB, AUX, bluetooth và 6 loa. Tuy nhiên, chiếc bán tải “gốc” Mỹ lại có thêm hệ thống điều khiển bằng giọng nói SYNC thế hệ 1. Hệ thống này giúp người lái có thêm sự rảnh tay, tiện lợi khi điều khiển xe.

Vận hành

Toyota Hilux 2.4E AT sử dụng động cơ diesel 2GD-FTV, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van biến thiên, phun nhiên liệu trực tiếp. Động cơ đạt công suất cực đại 147 mã lực tại 3400 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 400Nm tại khoảng 1600-2000 vòng/phút.

so sanh hilux 2018 va ford ranger 2 - So sánh xe bán tải Toyota Hilux 2.4E AT và Ford Ranger XLS AT số tự động

Ford Ranger XLS AT được trang bị động cơ diesel 2.2L i4 TDCi, trục cam kép, turbo tăng áp. Động cơ này đạt công suất tối đa 150 mã lực tại 3700 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 375Nm tại 1500-2500 vòng/phút.

Cả Ranger và Hilux đều sử dụng hộp số tự động 6 cấp.

An toàn

Ở hệ thống đảm bảo an toàn, 2 chiếc bán tải này có 2 phanh. Phanh trước dạng đĩa, phanh sau tang trống. Hỗ trợ trợ cho hệ thống phanh này là: chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA, phân phối lực phanh điện tử EBD. Riêng Toyota Hilux 2.4E AT có thêm các hệ thống: kiểm soát lực kéo TRC, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, đèn báo phanh khẩn cấp, ổn định thân xe điện tử VSC.

Ngoài ra, Ford Ranger XLS AT có 2 túi khí còn Toyota Hilux 2.4E AT có đến 3 túi khí.

Kết luận

Có thể thấy Hilux 2.4E AT và Ranger XLS AT không quá chênh lệch nhau về thiết kế và trang bị. Cùng với đó, hệ thống vận hành của 2 chiếc bán tải cũng xem xem nhau. Nhưng Toyota Hilux 2.4E AT vẫn nhỉnh hơn ở hệ thống đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, xét về tổng thể doanh số thì Toyota Hilux chỉ lẹt đẹt ở cuối bảng xếp hạng

5/5 - (7 bình chọn)