Tại Việt Nam, Ford Ranger là chiếc bán tải đang dẫn đầu về doanh số. Dòng xe này tỏ ra quá mạnh so với các đối thủ còn lại. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cũng không hiểu tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến vậy. Bởi các phiên bản bán tải khác cũng đâu có “tồi”. Trong đó, nếu so sánh Toyota Hilux 2.4G MT với Ford Ranger XLT tay đôi với nhau thì phần thắng có thể thuộc về Toyota Hilux.
Ngoài ra, nếu so về thiết kế, trang bị, vận hành, Hilux đều rất ngang cơ, có khi là nhỉnh hơn Ranger. Ấy vậy mà doanh số thì luôn lận đận ở nhóm sau trong khi vị trí Vua phân khúc của Ranger đã mấy năm nay không đổi chủ. Liệu có “uẩn khúc” gì trong việc chênh lệch này không? Trong bài viết này BYD Hồ Chí Minh cùng người tiêu dùng so sánh Toyota Hilux 2.4G MT với Ford Ranger XLT để xem thế nào.
Giá xe Toyota Hilux 2.4G MT: 775 triệu
Giá xe Ford Ranger XLT MT: 765 triệu
Ngoại thất
Toyota Hilux 2.4G MT và Ford Ranger XLT đều cố gắng thể hiện mình là chiếc bán tải trẻ trung, cơ bắp, hầm hố nhưng không kém phần sang trọng. Để hiện thực hóa điều đó, trước hết “số đo 3 vòng” dài, rộng, cao phải chuẩn. Với Hilux 2.4G 4×4 MT thông số các kích thước này lần lượt là 1525, 1540, 480mm. Ranger XLT MT nhỉnh hơn đôi chút về kích thước dài, rộng 5362, 1860, 1815mm. Tuy nhiên, khoảng sáng gầm của Hilux G MT lại cao hơn khá nhiều so với Ranger XLT. Cụ thể, thông số của Hilux 2.4G hai cầu số sàn là 310mm, còn của Ranger chỉ là 200.
Ford Ranger XLT được đánh giá cao hơn Hilux 2.4G 4×4 MT về thiết kế ngoại hình. Bởi chiếc bán tải này sở hữu các khối cơ cuồn cuộn, săn chắc ở phần lưới tản nhiệt. Không chỉ vậy, lưới tản nhiệt của phiên bản này còn lấn xuống sát với 2 đèn sương mù và cản trước. Ở phía bên kia, Hilux G số sàn hai cầu trông nhẹ nhàng, sang trọng hơn với 4 thanh mạ crom vuốt ngang. Lưới tản nhiệt của Hilux hai cầu số sàn cũng “chảy” dài đến đèn sương mù nhưng bị “cưa” đôi tạo nên thiết kế 2 tầng.
Tản về 2 bên và liền mạch với lưới tản nhiệt là cụm đèn trước to bản, sát mép nắp capo và vuốt ngược về sau. Cụm đèn này được trang bị bóng chiếu halogen, có chức năng tự động bật/tắt. Đây là thiết kế được dùng chung trên cả Hilux 2.4G MT và Ranger XLT. Riêng cụm đèn của Hilux G MT có thêm chế độ đèn chờ dẫn đường tiện lợi.
Đèn sương mù của 2 chiếc bán tải này đều được đặt trong hốc sâu, tạo điểm nhấn góc cạnh. Không chỉ vậy, cản trước của Hilux 2.4G MT và Ranger XLT 2.2L MT cũng khá bặm trợn. Tuy nhiên, thiết kế của Ranger XLT MT thể hiện rõ hơn bản chất bụi bặm của 1 chiếc đa địa hình.
Mặc dù đều được trang bị gương chiếu hậu, tích hợp đèn báo rẽ, chỉnh điện nhưng Ranger XLT 2.2L MT vẫn “ngon” hơn khi có thêm chức năng sấy điện. Ở 2 thiết kế còn lại của phần thân, Hilux 2.4G 4×4 MT và Ranger XLT 2.2L 4X4 MT đều có những điểm tương đồng nhau. Đó là bệ dẫm chân lên/xuống xe to bản, chắc chắn. Và bộ mâm xe 17inch, góc cạnh, khỏe khoắn.
Ở phía đuôi xe, cả 2 chiếc bán tải này đều sử dụng thiết kế cụm đèn hậu 3 tầng. Và đặc biệt, cụm đèn này nằm hoàn toàn bên phần hông xe. Thiết kế này rất tiện lợi, nhất là khi phải chở hàng cồng kềnh, cần hạ nắp thùng. Riêng với Hilux G MT, cụm đèn này còn rất bắt mắt khi “nương” theo gợn sóng của vòm bánh sau.
Bênh cạnh đó, Hilux 2.4G 4×4 MT còn tỏ ra thực dụng hơn khi cản sau được “bẻ” cong ở giữa. Đó chính là điểm được người dùng tận dụng làm bệ dẫm chân lên/xuống thùng xe. Còn Ranger XLT 2.2L MT cản sau cũng rất to bản, chắc chắn nhưng thiếu đi thiết kế thực dụng kiểu Hilux 2.4G số tay hai cầu.
Nội thất và tiện nghi
Bước vào khoang nội thất, khách hàng dễ dàng nhận ra nét thực dụng của Hilux 2.4G MT lẫn Ranger XLT 2.2L 4X4 MT. Điều đó được thể hiện ngay ở phần ghế với chất liệu nỉ. Không chỉ vậy, ghế lái và ghế khách trước cũng chỉ có chức năng chỉnh tay.
Tay lái của Toyota Hilux 2.4G MT và Ford Ranger XLT có thiết kế khá khác nhau. Hilux G MT là kiểu 3 chấu, Ranger XLT MT là kiểu 4 chấu. Nhưng cả 2 tay lái lái này đều được tích hợp các nút điều chỉnh đa thông tin và đàm thoại rảnh tay. Cùng với đó, tay lái của 2 phiên bản này có thể điều chỉnh 2 hướng và được trợ lực thủy lực.
Một điểm chung nữa của 2 chiếc bán tải này là thiết kế cụm đồng hồ kiểu 2 vòng đồng hồ 2 bên và 1 màn hình đa thông tin chính giữa. Cụm đồng hồ này cung cấp cho người lái các thông tin về vận tốc, tốc độ vòng tua động cơ, mức nhiên liệu,…
Ở bảng taplo trung tâm, cả Hilux 2.4G 4×4 MT và Ranger XLT 2.2L 4X4 MT đều được trang bị đầu CD, cổng kết nối USB, AUX, bluetooth và 6 loa. Riêng Ranger XLT có thêm chức năng điều khiển bằng giọng nói SYNC 1. Chức năng này rất tiện ích khi người lái có thể nghe, gọi điện thoại hoặc điều chỉnh âm thanh bằng giọng nói. Bù lại, Hilux G số sàn hai cầu cũng có điểm mạnh của mình, đó chính là hệ thống điều hòa từ động. Hệ thống này “xịn” hơn hệ thống chỉnh tay của Ranger 2.2L XLT MT.
Vận hành
Toyota Hilux 2.4G MT sử dụng động cơ diesel 2GD-FTV, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van biến thiên, phun nhiên liệu trực tiếp. Động cơ đạt công suất cực đại 147 mã lực tại 3400 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 400Nm tại khoảng 1600-2000 vòng/phút.
Ford Ranger XLT 2.2L MT được trang bị động cơ diesel 2.2L i4, trục cam kép, turbo tăng áp. Động cơ này đạt công suất tối đa 160 mã lực tại 3700 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 385Nm tại 1500-2500 vòng/phút.
Tuy khác biệt về hệ động cơ nhưng hộp số của 2 phiên bản này là giống nhau. Cả 2 đều sử dụng hộp số sàn 6 cấp cùng hệ truyền động 2 cầu mạnh mẽ.
Với hệ thống vận hành này, cả Hilux 2.4G MT và Ranger XLT đều tỏ ra mạnh mẽ, đủ sức vượt được nhiều địa hình khác nhau. Nhưng xét về độ bền thì đó chính là đức tính tốt nhất của Hilux 2.4G MT nói riêng và Toyota Hilux nói chung.
An toàn
Toyota Hilux 2.4G 4×4 MT và Ranger XLT 2.2L 4X4 MT cũng sử dụng chung hệ thống phanh với phanh trước dạng đĩa, phanh sau tang trống. Hỗ trợ cho 2 phanh này là hàng loạt hệ thống: chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA. Riêng Hilux G MT có thêm hệ thống kiểm soát lực kéo TRC, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, kiểm soát chống trượt VSC. Ngoài ra, Hilux G số tay hai cầu cũng “chất lượng” hơn với 3 túi khí, còn Ford Ranger XLT chỉ có 2 túi khí.
Cả 2 chiếc bán tải này có 2 hệ thống treo. Nhưng hệ thống treo của Hilux là treo trước kiểu độc lập tay đòn kép, treo sau nhíp lá. Còn hệ thống treo của Ranger gồm treo trước độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ, treo sau loại nhíp với ống giảm chấn. Tuy có khác nhau nhưng 2 hệ thống treo này đều giúp giảm xóc tối đa cho xe, mang lại sự êm ái, ổn định cho xe và người dùng.
Kết luận
Như vậy, xét về nhiều mặt Toyota Hilux 2.4G MT chẳng hề thua kém Ranger XLT MT. Ấy vậy mà về doanh số thì vẫn bét bảng. Điều đó chứng tỏ Ranger chỉ thật sự nổi ở các bản Ranger Wildtrak cao cấp chứ ở hạng xoàng xoàng này vẫn bị cạnh tranh rất quyết liệt. Điều đó phần nào giúp Toyota Hilux và những chiếc bán tải khác tự tin hơn khi cạnh tranh với ông trùm Ford Ranger.